Các hành tinh Sao_lùn_đỏ

Một hành tinh ngoài hệ mặt trời đã được phát hiện đang quay trên quỹ đạo quanh sao lùn đỏ Gliese 581 năm 2005, khoảng bằng khối lượng Sao Hải Vương, hay mười bảy lần khối lượng Trái Đất. Quỹ đạo của nó chỉ 6 triệu kilômét (0.04 AU) từ ngôi sao chính, và vì thế được ước tính có nhiệt độ bề mặt khoảng 150 °C, dù đây là ngôi sao mờ. Năm 2006, một hành tinh ngoài hệ mặt trời thậm chí còn nhỏ hơn đã được phát hiện (chỉ gấp 5.5 lần khối lượng Trái Đất) quay trên quỹ đạo quanh sao lùn đỏ OGLE-2005-BLG-390L; nó nằm cách ngôi sao chính 390 triệu km (2.6 AU) và nhiệt độ bề mặt là -220 °C (56 K).

Năm 2007, một hành tinh ngoài hệ mặt trời mới, có thể ở được, Gliese 581 c, đã được tìm thấy quay quanh Gliese 581. Nếu khối lượng ước tính của những người phát hiện ra nó (một đội do Stephane Udry lãnh đạo), khoảng 5.03 lần khối lượng Trái Đất, là chính xác, đây có thể là hành tinh ngoài hệ mặt trời nhỏ nhất quanh quanh một ngôi sao bình thường được phát hiện ra cho tới hiện tại. (Có những hành tinh nhỏ hơn được phát hiện quay quanh một sao neutron, tên gọi PSR B1257+12.) Những người phát hiện ước tính bán kính của nó gấp 1.5 lần bán kính Trái Đất. Hành tinh này ở bên trong vùng có thể ở của Gliese 581, và là ứng cử viên tiềm năng nhất cho khả năng có sự sống trên bất kỳ một hành tinh nào ngoài hệ mặt trời đã từng được phát hiện.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_lùn_đỏ http://www.sciam.com/article.cfm?chanID=sa004&arti... http://www.sciam.com/article.cfm?id=red-star-risin... http://space.com/scienceastronomy/051130_small_pla... http://www.space.com/scienceastronomy/070424_hab_e... http://jumk.de/astronomie/about-stars/red-dwarfs.s... http://adsabs.harvard.edu/abs/1996ApJ...459L..91C http://adsabs.harvard.edu/abs/1998RPPh...61...77K http://spiff.rit.edu/classes/phys230/lectures/plan... http://www.ucm.es/info/Astrof/invest/actividad/fla... http://web.archive.org/web/20040305021303/http://w...